3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
3.2.9. Hoàn thiện quản trị rủi ro cho hoạt động kinh doanh ngoại hối 70
3.2.9.1 Đối với rủi ro tỷ giá:
Rủi ro tỷ giá là rủi ro chính và đặc trưng của hoạt động KD ngoại hối tại các NH. Tuy vậy, tuỳ thuộc vào tính chất và quy mơ hoạt động, mỗi NH có mức độ rủi ro tỷ giá khác nhau. Một số NH thực hiện KD ngoại hối để đáp ứng nhu cầu của khách hàng có nghĩa là khi khách hàng có nhu cầu mua bán ngoại hối NH mới thực hiện giao dịch đối ứng để đáp ứng nhu cầu ngoại hối của khách hàng. Trong trường hợp này rủi ro tỷ giá của NH là nhỏ. Ngược lại, ở các NH không chỉ KD ngoại hối để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn tự KD để thu lợi nhuận. Trong trường hợp này rủi ro tỷ giá của NH rất lớn. Các NH có hoạt động tự doanh như vậy địi hỏi phải có một cơ chế quản lý rủi ro rõ ràng và đầy đủ và phù hợp với mức rủi ro của NH.
Tại NHNA, hoạt động KD ngoại hối hướng tới việc vừa đáp ứng nhu cầu của KH vừa tự doanh để thu lợi nhuận. Do đó cần tuân thủ nghiêm ngặt cơng cụ phịng tránh rủi ro tỷ giá là giới hạn trạng thái (position limit), bao gồm:
Hạn mức khách hàng: áp dụng cho từng khách hàng, tuỳ theo tình hình tài chính của khách hàng đó, bao gồm hạn mức thanh toán (quy định số tiền tối đa mà NHNA thanh toán cho một khách hàng trong một ngày) và hạn mức kỳ hạn (tổng giá trị các hợp đồng kỳ hạn đang cịn hiệu lực khơng được vượt quá). Xác định các hạn mức này trên cơ sở kết quả thu nhận được từ hệ thống xếp hạng tín dụng của khách hàng và đối tác. Do vậy, NHNA cần xây dựng hệ thống này ngày càng hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của NH trong thời gian tới.
Hạn mức trạng thái ngoại hối và hạn mức dừng lỗ: phải linh hoạt, không cứng nhắc mà thay đổi theo năng lực tài chính của NH, theo kinh nghiệm và hoạt động KD ngoại hối hiệu quả của từng nhân viên. Quản lý chặt chẽ hạn mức trạng thái của NHNA bằng những hình thức như xây dựng biểu mẫu báo cáo, quy trình báo cáo, quy trình báo cáo cho trưởng phịng, ban Giám Đốc…
Trong hoạt động KD ngoại hối, rủi ro về tỷ giá có nguyên nhân từ trạng thái ngoại hối. Khi ngoại hối lên giá thì trạng thái ngoại hối dương sẽ có lợi, cịn khi trạng thái âm sẽ bị lỗ. Trong quá trình mua bán hằng ngày, trạng thái ngoại hối luôn thay đổi nên NHNA đều có nguy cơ gặp rủi ro tỷ giá. Cần duy trì trang thái ngoại hối trong một biên độ hợp lý nhằm bảo đảm an toàn cho NH.
Việc giảm thiểu rủi ro tỷ giá được thực hiện thông qua quản lý trạng thái ngoại hối và NHNA phải xây dựng một hệ thống kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đối với trạng thái ngoại hối.
3.2.9.2 Phân cấp trách nhiệm hoạt động kinh doanh ngoại hối
Để tránh rủi ro trong quá trình thực hiện nghiệp vụ KD ngoại hối, điều cần làm là NHNA phải xây dựng được hệ thống quản lý hoạt động KD ngoại hối trong đó quy định trách nhiệm từ cấp quản lý cao nhất đến đội ngũ nhân viên KD theo hướng sau:
Trách nhiệm của ban Tổng Giám Đốc, Giám Đốc khối treasury: đề ra các mục tiêu và chính sách cho hoạt động KD tiền tệ từng thời kỳ, thiết lập và giám sát rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường phát sinh từ các giao dịch ngoại hối, luôn nghiên cứu và cập nhật các biện pháp quản lý rủi ro, đảm bảo các giao dịch luôn nằm trong khuôn khổ
Trách nhiệm của Trưởng phòng KD tiền tệ: kiểm tra, giám sát các hoạt động KD ngoại hối hằng ngày, hồn thiện quy trình, quy chế giao dịch KD tiền tệ trình Ban Giám Đốc ban hành, đảm bảo cho nhân viên làm đúng trách nhiệm được giao, tăng cường huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên và luôn theo dõi sự biến động của thị trường, tìm kiếm sản phẩm mới.
Đối với các nhân viên KD: được quyền tự doanh nhưng cần bảo đảm các yêu cầu như: hiểu rõ các rủi ro liên quan đến giao dịch, các công cụ bảo hiểm rủi ro cho NH, hiểu rõ khách hàng trước khi giao dịch, cảnh giác với giao dịch rửa tiền…
Đây là giải pháp dễ thực hiện nên NHNA nên thực hiện càng sớm càng tốt.
3.2.10 Nâng cao khả năng phân tích, dự báo
Hiện nay có hai phương pháp phân tích để dự báo tỷ giá: phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản:
- Phân tích cơ bản: là phương pháp phân tích tập trung vào việc nghiên cứu các lý do hoặc nguyên nhân làm cho giá tăng lên hoặc giảm xuống. Nó chú ý đến các lực lượng tác động đến cung cầu tiền tệ trên thị trường: lãi suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, đầu tư….Ý tưởng của phương pháp này là tiến đến một giá trị dự đoán về giá trị sinh lời tiềm ẩn của thị trường để xác định xem thị trường được đánh giá cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thực. Phần khó nhất của của phương pháp này là quyết định xem thông tin nào và bao nhiêu tiền đã được tính vào cơ cấu giá hiện hành.
- Phân tích kỹ thuật: là phương pháp dựa vào nghiên cứu về quá khứ, tâm lý và quy luật xác suất. Phân tích kỹ thuật chủ yếu là dựa vào đồ thị tỷ giá và số lượng mua bán của quá khứ đã được tập hợp lại để dự đoán khuynh hướng tỷ giá trong tương lai. Phân tích kỹ thuật có tính linh hoạt, nhanh chóng, những nhà đầu tư KD ngắn hạn, trung hạn và dài hạn có thể tự do lựa chọn. Nó chính là cơng cụ giúp ta dự đoán hướng đúng, theo nguyên tắc đã tính tốn chứ khơng phải theo cảm tính.
Như vậy, mỗi loại hình phân tích có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Vì vậy NHNA cần sử dụng linh hoạt các cơng cụ này để có các quyết định nhanh chóng và chính xác. Khi sử dụng các phương pháp này, các nhân viên cần kết hợp với các chỉ số, thông tin kinh tế được cung cấp hàng ngày trên các bản tin thị trường tài chính cùng với việc tham gia các khoá đào tạo chuyên sâu nhằm đem lại kết quả cao nhất. Vận dụng các phương pháp phân tích này, các nhân viên KD của NHNA sẽ có cơ sở đưa ra những nhận định của mình về xu hướng biến động của tỷ giá trong tương lai. Từ đó xây dựng các chiến lược KD trong từng giai đoạn cụ thể: khi nào là đầu tư dài hạn và khi nào nên sử dụng chiến thuật lướt song. Điều này còn phụ thuộc vào trình độ KD, sự nhạy bén, nắm bắt cơ hội… của mỗi nhân viên KD, sử quản lí và điều hành của cấp lãnh đạo NHNA.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Với thực trạng KD ngoại tệ tại Sở giao dịch NHNA như đã phân tích ở chương 2 thì trong chương 3 đã đưa ra một số giải pháp thiết thực đối với Sở giao dịch NHNA để từng bước xây dựng và triển khai các nghiệp vụ ngoại hối tại NH nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, hạn chế rủi ro và tạo lợi nhuận cao nhất. Từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của NH trong tương lai. Bên cạnh đó cũng có những đề xuất với NHNN có những chủ trương, chính sách phù hợp tạo điều kiện cho sự phát triển các nghiệp vụ ngoại hối tại các NH khác cũng như phát triển , mở rộng thị trường ngoại hối ở VN.
KẾT LUẬN
KD ngoại hối là lĩnh vực rất phức tạp thường xuyên đối mặt với những nguy cơ từ sự biến động của các thị trường. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực năng động và hấp dẫn đối với các NH và các nhà đầu tư khi tiến hành giao dịch trên thị trường hối đoái. Hiện nay, Việt Nam cũng đa dạng các nghiệp vụ giao dịch hối đối nhưng do thói quen, tập qn KD của người Việt mà giao dịch trên thị trường chủ yếu là Spot, Forward và Swap. Trong tương lai, khi nền kinh tế Việt Nam phát triển hơn nữa có vị thế trên trường quốc tế thì các nghiệp vụ như Options, Future sẽ tiến hành giao dịch nhiều hơn.
Sở giao dịch NHNA nên có những chính sách tích cực hơn để thu hút các nhà đầu tư ngày càng thực hiện đa dạng nghiệp vụ hối đoái nhằm hạn chế rủi ro cho các NH, cho các nhà đầu tư đặc biệt là giúp cho NH và nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận cao từ các nghiệp vụ hối đoái này. Sở giao dịch NHNA cần tạo điều kiện cho cán bộ - nhân viên có cơ hội tiếp xúc với trình độ quản lý cao của nước ngoài, tạo cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp và cải thiện chế độ đãi ngộ cho nhân viên, tích cực khen thưởng cho nhân viên để thúc đẩy tinh thần làm việc của cán bộ nhân viên.
Ngồi ra, NHTW phải ln ln chú trọng cơng tác hồn thiện quản lý ngoại hối ở Việt Nam, kiềm chế tình trạng lạm phát nhưng hạn chế can thiệp trực tiếp vào tỷ giá hối đối, giảm bớt tình trạng thâm hụt ngân sách để đảm bảo cân đối cán cân quốc tế, hoàn thiện việc thực hiện điểu chỉnh biên độ dao động ngoại hối để kích thích thị trường giao dịch hối đối ln sơi động.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Quyết định số 3039/QĐ-NHNN ngày 24/12/2007về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối
Quyết định số 504/QĐ-NHNN ngày 07/03/2008 của Thống đốc NHNN Về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
Thông tư số 03/2008/TT-NHNN ,Hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của Tổ chức tín dụng.
Cơng văn số 9699/NHNN-QLNH hướng dẫn hoạt động đại lý đổi ngoại tệ. Quyết định số 2635/QĐ-NHNN ngày 06/11/2008 về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín đụng được phép hoạt động ngoại hối.
Công văn số 9430/NHNN-QLNH ngày 30/11/2009 về ổn định thị trường ngoại hối.
Thông tư số 25/2009/TT-NHNN ngày 15/12/2009 bố sung điều 1 Quyết định số 09/2008/QĐ-NHNN ngày 10/4/2008 của Thống đốc NHNN về việc cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với KH vay là người cư trú. Thông tư số 25/2009/TT-NHNN ngày 15/12/2009 bố sung điều 1 Quyết định số 09/2008/QĐ-NHNN ngày 10/4/2008 của Thống đốc NHNN về việc cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với KH vay là người cư trú. Thông tư số 26/2009/TT-NHNN ngày 30/12/2009, quy định việc mua - bán ngoại tệ của một số tập đồn, tổng cơng ty nhà nước.
Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 về việc KD vàng trên tài khoản ở nước ngoài và Quyết định số 11/2007/QĐ-NHNN ngày
15/03/2007 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN. Thông tư số 10/2010/TT-NHNN ngày 26/3/2010 về việc sửa đổi khoản 2, khoản 3 Điều 2 Thông tư số 01/2010/TT-NHNN ngày 06/01/2010 về việc
bãi bỏ Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 về việc KD vàng trên tài khoản ở nước ngoài và Quyết định số 11/2007/QĐ-NHNN ngày 15/3/2007 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN. Thông tư số 15/2011/TT-NHNN quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh.
Thông tư số 19/2011/TT-NHNN Hướng dẫn về việc quản lý ngoại hối đối với việc phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp khơng được Chính phủ bảo lãnh.
Thơng tư số 20/2011/TT-NHNN Quy định về việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép.
PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn: Tiền tệ - NH – NXB Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2001.
PGS.TS. Trần Ngọc Thơ (chủ biên), Tài chính Quốc tế, NXB Thống kê, năm 2005, TP.HCM.
PTS. Nguyễn Thị Thu Thảo: Đổi mới và hồn thiện chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam – NXB Chính trị quốc gia năm 1999.
TS. Nguyễn Văn Tiến: Giáo trình nghiệp vụ KD ngoại hối – NXB Thống kê năm 2001.
PGS.TS Nguyễn Công Nghiệp: Tỷ giá hối đoái phương pháp tiếp cận và nghệ thuật điều chỉnh – NXB Tài chính năm 1996
PTS. Lê Văn Tề: KD ngoại hối và xác định tỷ giá - NXB Tp.Hồ Chí MInh năm 1994.
Phạm Văn Hà, Tổng Quan Kinh Tế Việt Nam 2010, Trung tâm nghiên cứu Kinh Tế và Chính Sách, trường đại học Kinh Tế, đại học Quốc gia Hà Nội. Báo Cáo Phân Tích, Cơng ty CP Chứng Khốn Tân Việt (TVSI)
ThS Trần Sỹ Mạnh, Trạng Thái Ngoại Tệ – Phương Thức Quản Lý Rủi Ro Của NHTM, Tạp chí Ngân Hàng, số 1 + 2, năm 2000.
Nguyễn Thị Thư, năm 2004. Tỷ giá hối đối - Chính sách và tác động của nó đối với ngoại thương qua thực tiễn phát triển kinh tế của một số nước.
Trầm Thị Xuân Hương, năm 2006. Thanh tốn quốc tế. NXB Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh.
PGS., TS. Nguyễn Văn Tiến , Rủi ro trong KD ngoại hối và những quy tắc phòng ngừa
Bản cáo bạch, Báo Cáo Thường Niên, Báo Cáo Tài Chính và thơng tin đăng tải trên website của các NHTM.
TS. Phan Thị Bích Nguyệt, Kiểm sốt an ninh tài chính nhằm giảm thiểu rủi ro quốc gia trong tiến trình hội nhập kinh tế của VN, TP.HCM, 2006
Các báo/tạp chí: Tạp chí ngân hàng Thời báo Kinh tế VN Tạp chí Phát triển Kinh tế Nghiên cứu tài chính Kinh tế Thơng tin tài chính
Benedict Bingham (đại diện thường trú cao cấp của IMF tại Việt Nam), Chính sách tiền tệ và Tỷ giá của Việt Nam: Một số thách thức
A foreign Exchange Primer, Shani Shamah, Nhà xuất bản Wiley, 2003 Mastering the Currency Market, Jay Norris, Al Gaskill, Teresa Bell, Mc Graw Hill, 2010